Nhân viên Marketing là một trong những công việc đang rất hot và thu hút sự quan tâm của các sinh viên. Đây cũng là vị trí công việc đang thiếu hụt nhân lực hiện nay. Cùng theo dõi để tìm hiểu kĩ về công việc cụ thể của nhân viên Marketing là gì nhé.
Marketing là gì?
Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng,một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông
Marketing là quy trình thu hút khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn
Quy trình tiếp thị liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Marketing bao gồm các công việc nghiên cứu, quảng bá, bán hàng và phân phối các giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến cho người dùng.
Marketing ngày nay tập trung vào việc nghiên cứu thị trường và hành vi của khách hàng, cũng như phân tích các hoạt động quản trị kinh doanh của các công ty, giúp công ty có thể thu hút, đạt được và giữ chân các khách hàng (và độ trung thành với thương hiệu) bằng việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ.
Xem thêm: Marketing là gì và gồm những lĩnh vực nào?
Nhân viên Marketing (Marketing Executive) là gì?
Mô tả công việc
Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch do Giám đốc và Trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Họ sẽ là người quản lý “kho vũ khí” với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty.
Công việc của nhân viên Marketing
Đối với Digital marketer
Một số vị trí phổ biến liên quan đến ngành digital marketing:
- Social media manager (Quản lý các trang mạng xã hội)
- SEO specialist (Chuyên viên SEO)
- Digital brand manager (Quản lý thương hiệu trên các kênh điện tử)
- Paid-media specialist (Chuyên viên mảng truyền thông trả tiền)
- Content marketing specialist (Chuyên viên mảng content marketing)
Một trong những công việc được săn đón nhất hiện nay trong lĩnh vực Marketing chính là Digital Marketer. Nếu bạn có mong muốn trở thành một Digital Marketer hoặc muốn tìm hiểu về vị trí này, thì những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm được 1 phần về các công việc của các Digital Marketer đang phải thực hiện trong các doanh nghiệp hiện nay.
Xem thêm: Top các phần mềm Marketing hiệu quả
PPC Marketing
PPC Marketing bao gồm việc chi tiền để đưa các nội dung của doanh nghiệp xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm. Các Digital Marketer sẽ có nhiệm vụ đảm bảo trang landing page sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp luôn đứng trong top các trang kết quả tìm kiếm, thông qua việc trả tiền cho các công cụ tìm kiếm( Google Ads) và tối ưu các chiến dịch đó để mang lại hiệu quả cao và lâu dài.
SEO Marketing
SEO cũng bao gồm là công việc liên quan đến các công cụ tìm kiếm, nhưng thay vì phải trả tiền, thì các marketer cần phải nghiên cứu và tuân theo thuật toán của các công cụ này để đưa các trang của họ xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm.
SEO marketing, đặc biệt là với mục đích mang lại lợi nhuận, dù không mang lại lợi ích tức thì, nhưng lại là hình thức marketing lại hiệu quả với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải liên tục cập nhật các thay đổi và thuật toán mới của Google nếu như bạn không muốn mất đi các kết quả hiện tại.
Content Marketing
Sự khác nhau giữa content marketing và những hình thức khác là content marketing không bán sản phẩm hay dịch vụ. Mục đích chính của content marketing là để mang lại giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng.
Cũng như SEO, content marketing cần phải có thời gian xây dựng để có thể mang lại hiệu quả. Là một content marketer, bạn nên biết cách tìm những cách thức kết nối, sáng tạo và ngắn gọn nhất để truyền thông về công ty. Và để có thể thu hút các khách hàng của mình, họ sẽ tìm những chủ đề mà những người xem tiềm năng của mình quan tâm đến và tạo ra những nội dung thật thú vị để truyền thông đến họ.
Video Marketing
Video marketers có khả năng tạo kết nối tốt hơn và sâu hơn với các người xem của mình. Họ có thể biết được ai đã xem video, ai bấm dừng, xem lại, xem đến lần thứ 2 hoặc bỏ qua các video. Và từ đó, tạo ra các nội dung tốt hơn, giúp mang lại hiệu quả hơn. Video cũng đang là hình thức quảng cáo mang lại chuyển đổi cao trong các loại hình Marketing.
Đối với marketing truyền thống
Marketing truyền thống thì không quá phụ thuộc vào các công cụ công nghệ hiện đại mà digital marketing đang sử dụng. Đối với một số công ty, những phương thức tiếp cận phi-công nghệ lại có khả năng kết nối tốt hơn với nền tảng khách hàng của họ.
Marketing dựa vào trải nghiệm
Với cách marketing này, các doanh nghiệp sẽ kết nối với khách hàng bằng cách mời họ tham gia vào các hoạt động tương tác, đời thực, và liên quan đến thương hiệu của mình(pop-up store, các chuỗi sự kiện, .. )
Do các chiến dịch Marketing này thiên về việc xây dựng các mối quan hệ. nó có thể giúp xây dựng và giữ vững lòng trung thành với của khách hàng với thương hiệu. Các sự kiện trải nghiệm thực tế này có thể giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng và giúp họ hiểu thêm về thương hiệu. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi mà các khách hàng đã bắt đầu hứng thú hơn với trải nghiệm thực tế bên ngoài màn hình máy tính, điện thoại.
Local marketing
Banner gắn trên đường, trạm xe buýt, ngã tư, .. đều là những hình thức của Local Marketing. Nếu như thương hiệu của bạn hiện hữu ở vị trí vật lý nào đó, thì có thể doanh nghiệp bạn đang ứng dụng local marketing như là một phần của các chiến dịch truyền thông.
Để tăng hiệu quả cho các chiến dịch của mình, các nhà marketer nên sử dụng nhiều phương thức khác nhau đối với các hoạt động Marketing của mình. Đối với ngành này, bạn cần phải liên tục phát triển các kỹ năng của mình. Có thể hôm nay bạn đang lên một chiến dịch email B2B, thì nhiều khi hôm sau là sếp sẽ giao cho bạn công việc kết hợp với một bạn designer khác để lên một chiến dịch quảng cáo ngoài trời tại các điểm dừng xe bus rồi.
Nghiên cứu thị trường
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động Marketing, dù là online hay offline. Nghiên cứu thị trường chính là các hoạt động khai thác những hình thức khác nhau của dữ liệu để có thể tiếp thị tốt nhất cho một sản phẩm.
Để có thể làm được điều đó, họ cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát khách hàng, v.v. để thu thập thông tin. Các thông tin này, sau đó, sẽ được dùng cho việc xác định vị thế, giá thành, thông điệp chính của sản phẩm, cũng như là vật liệu để giúp các nhà Marketer, nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược.
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm SEO
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có thể những kiến thức cơ bản về nhân viên Marketing– một trong những ngành nghề đang vô cùng hot và được săn đón nhất hiện nay.
Lan Anh- tổng hợp
Nguồn:(talent/a1digihub)